Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam.
Đơn vị chủ trì Viện nghiên cứu phát triển du lịch
Năm thực hiện 2000
Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Vũ Tuấn Cảnh

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

 

Du lịch là một ngành kinh tế mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại hết sức gắn bó, mật thiết, tư­ơng hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất l­ượng môi trường và cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.

 

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, hoạt động du lịch đã đem lại nhiều kết quả to lớn, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, du lịch phát triển còn chư­a tư­ơng xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra. Trong đó tài nguyên và môi trường du lịch - yếu tố tiền đề cho phát triển du lịch còn chư­a được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý. Ở nhiều khu vực hoạt động du lịch phải đối mặt với những vấn đề môi trường khá nghiêm trọng do các hoạt động kinh tế - xã hội trong đó có du lịch gây ra. Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp đảm bảo cho môi trường du lịch Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tạo cơ sở để xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch thu hút đầu tư, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

 

Mục tiêu:

 

Đánh giá hiện trạng môi trường du lịch của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường, phát triển du lịch bền vững.

 

Phạm vi nghiên cứu:

 

- Về không gian: giới hạn trong việc đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường cho hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước, trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu tại các trọng điểm du lịch.

 

- Về thời gian: nghiên cứu hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam từ năm 1995 trở lại đây.

 

- Về nội dung: Một số thành phần môi trường du lịch chủ yếu nh­ư môi trường địa chất, môi trường nước, không khí, sinh học và kinh tế - xã hội.

 

Các phương pháp nghiên cứu :

 

-          Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

-          Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích hệ thống tư liệu

-          Phương pháp bản đồ

-          Phương pháp dự báo

-          Phương pháp chuyên gia

-          Phương pháp khai thác phần mềm hệ thống thông tin Địa lý (GIS)

 

Nội dung nghiên cứu :

 

- Làm rõ khái niệm về môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.

- Các phương pháp đánh giá môi trường du lịch

- Nghiên cứu một số thành phần môi trường du lịch chủ yếu như môi trường địa chất, môi trường nước, không khí, sinh học và kinh tế - xã hội.

- Tổng quan chung về hiện trạng môi trường du lịch tự nhiên và môi trường du lịch nhân văn ở Việt Nam

- Hiện trạng môi trường ở một số khu du lịch điển hình

- Một số biện pháp cấp bách bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch bền vững như: xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam, biện pháp về quản lý, về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, về nghiên cứu chuyển giao công nghệ bảo vệ môi trường du lịch, về tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội và một số giải pháp khác

 

Kết quả đạt được:

 

- Nhận biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường du lịch

- Phân tích được hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam nói chung và hiện trạng môi trường du lịch ở một số khu du lịch điển hình thông qua các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan, các hệ sinh thái đặc trư­ng, chất thải rắn, vấn đề vệ sinh môi trường, các vấn đề xã hội, nhân văn, sức khoẻ cộng đồng... và các nguyên nhân gây ô nhiễm (nếu có). Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường và xu thế của môi trường.

- Đánh giá được hiện trạng môi trường trong mối quan hệ phát triển giữa du lịch với các ngành kinh tế khác tránh những kết luận chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn.

- Định hướng chiến lược, xác định các kịch bản phát triển trước mắt và lâu dài của hoạt động du lịch và tác động của nó tới môi trường

- Các giải pháp đưa ra đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn tất yếu xảy ra giữa yêu cầu phát triển du lịch và bảo vệ môi trư­ờng, đảm bảo tính bền vững của môi trư­ờng và hoạt động kinh tế du lịch. Tuy nhiên các giải pháp này cần được thực hiện một cách đồng bộ với sự tham gia của các ban ngành. Đặc biệt các hoạt động kinh tế - xã hội khác trong quá trình phát triển của mình cần có kế hoạch cụ thể để tránh gây ra những tác động xấu tới môi trường, tạo nên những bất cập với hoạt động du lịch tại các địa phương.

 

Cơ quan ứng dụng :

 

Kết quả nghiên cứu của Đề tài đã được các cơ quan quản lý du lịch các cấp từ trung ương đến địa phương, cơ quan quản lý môi trường sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ quản lý môi trường du lịch.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ