Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu hoàn thiện một số chỉ tiêu và giải pháp cơ bản phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
Đơn vị chủ trì Vụ Tài chính
Năm thực hiện 2002
Chủ nhiệm đề tài KS. Hồ Việt Hà

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Trên thế giới, phát triển du lịch đang là xu hướng tích cực, có tác động mạnh mẽ trong nền kinh tế thế giới và kinh tế khu vực. Du lịch được coi như­ công cụ hội nhập giữa các nền văn hoá và hoà bình giữa con người với con người, giữa các nền kinh tế trên thế giới. Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã coi du lịch nh­ư một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế (Thái Lan, Malaysia, Indonesia...).

Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của ngành du lịch, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến sự phát triển du lịch. Thời gian qua, du lịch Việt Nam đã từng bước đạt được những thành tựu quan trọng và dần khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng du lịch Việt Nam cũng đứng trước nhiều thách thức nh­ư tình hình thiên tai, bệnh dịch lây lan trên phạm vi khu vực và quốc tế (dịch SARS năm 2003, dịch cúm gà năm 2004). Bên cạnh đó, tình hình an ninh trên thế giới do nguy cơ đe doạ và khủng bố quốc tế cũng ảnh hưởng đến du lịch. Sự cạnh tranh mạnh mẽ về du lịch giữa các nước trong khu vực cũng buộc các nước phải có chiến lược và chính sách thích ứng.

Môi trường pháp lý cho phát triển du lịch đã có những bước tiến bộ. Sự hoàn thiện từng bước về môi trường pháp lý điều chỉnh các hoạt động nhằm phát triển du lịch là quá trình thực hiện chủ trương góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc lựa chọn và xây dựng các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu của đề tài:

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đưa ra một số giải pháp phục vụ cho việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đề tài bao gồm 3 đề tài nhánh:

§     Đề tài nhánh 1: Nghiên cứu hoàn thiện một số chỉ tiêu phát triển ngành du lịch

­       Chủ nhiệm Đề tài nhánh 1: KS. Hồ Việt Hà- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính – TCDL

§     Đề tài nhánh 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và hoạt động của Quỹ hỗ trợ Phát triển Du lịch

­       Chủ nhiệm đề tài nhánh 2: TS. Nguyễn Thị Bích Vân - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - TCDL

§     Đề tài nhánh 3: Mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn

­       Chủ nhiệm đề tài nhánh 3: CN. Đặng Vinh Nhậm - Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ - TCDL.

Nội dung đề tài:

Đề tài đã đưa ra được một số giải pháp phục vụ cho việc phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn:

§     Đề tài nhánh 1: Nghiên cứu hoàn thiện một số chỉ tiêu phát triển ngành du lịch.

­       Đề tài nhánh này được thực hiện nhằm hoàn thành Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành du lịch như ngành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống chỉ tiêu này là cơ sở để xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển du lịch hàng năm và dài hạn.

§     Đề tài nhánh 2: Xây dựng Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về du lịch với vai trò phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

­       Đề tài nhánh này được nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp để kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về du lịch, phục vụ cho việc phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

§     Đề tài nhánh 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

­       Nội dung này được nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp sử dụng công cụ tài chính để tạo nguồn vốn đảm bảo các hoạt động du lịch.

Kết quả của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đưa ra những đề xuất phục vụ cho việc phát triển du lịch, đưa ngành du lịch phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần thực hiện một số giải pháp được nêu tại Chiến lược phát triển ngành du lịch và là cơ sở cho việc ra đời các văn bản pháp lý có liên quan.

§     Nghiên cứu hoàn thiện một số chỉ tiêu phát triển ngành du lịch

­       Xác định các chỉ tiêu phát triển của ngành du lịch bao gồm: các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế (gồm doanh thu xã hội về du lịch, xuất khẩu tại chỗ của du lịch, giá trị tăng thêm của ngành du lịch đóng góp trong GDP) và chỉ tiêu phản ánh sự tiến bộ xã hội, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo của ngành du lịch.

­       Nêu được cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển ngành du lịch.

­       Thực trạng công tác thu thập thông tin liên quan đến du lịch ở Việt Nam (bao gồm công tác tổ chức thu thập thông tin và hiện trạng phương pháp thu thập thông tin đối với từng chỉ tiêu )

­       Xây dựng các khái niệm, định nghĩa, nội dung, cải tiến phương pháp thu thập số liệu để hoàn thiện một số chỉ tiêu phát triển ngành du lịch, phương pháp tổ chức các cuộc điều tra.

             Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho việc đánh giá hiệu quả của hoạt động du lịch phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô.

§     Xây dựng Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về du lịch với vai trò phát triển du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

­       Nêu sự cần thiết hình thành cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với vai trò của một Bộ chuyên ngành. Nêu được những yêu cầu về tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ nhân lực, cơ chế quản lý điều hành.

­       Nêu được thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch.

­       Nêu mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn với những nội dung như: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm; tổ chức bộ máy và đưa ra những kiến nghị cụ thể với nhà nước và các Bộ ngành có liên quan.

§     Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hình thành và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

­       Nêu được sự cần thiết thành lập quỹ như một kênh huy động vốn nhằm thúc đẩy các hoạt động đầu tư cho ngành du lịch, mặt khác để tiếp nhận các nguồn vốn nhà nước nhằm hỗ trợ các chương trình dự án hoạt động về xúc tiến du lịch trên phạm vi cả nước.

­       Nghiên cứu các khía cạnh pháp lý, kinh tế tài chính của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, bao gồm tư cách pháp lý của Quỹ, chức năng hoạt động và nguyên tắc hoạt động, nguồn vốn của Quỹ, các hoạt động chính và vấn đề thu chi tài chính của Quỹ, bộ máy vận hành quỹ...

­       Nghiên cứu thể chế hóa mô hình quỹ đã được lựa chọn bằng các quy định pháp luật cụ thể; xây dựng sơ thảo quy chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ