Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu và biên soạn hệ thống thuật ngữ du lịch
Đơn vị chủ trì Trường CĐ Du lịch Hà Nội
Năm thực hiện 2002
Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Phú Đức

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

 

Trong xã hội, do sự phân công lao động mà hình thành nên những ngành nghề khác nhau. Để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình sản xuất, đào tạo, nghiên cứu quản lý ở tầm vĩ mô cũng như­ tầm vi mô đồng thời hội nhập với khu vực và quốc tế, thông thường các ngành, các nghề thường có các tài liệu mang tính thuật ngữ chuyên ngành, chuyên nghề. Có những tài liệu nh­ư vậy sẽ giúp cho nhân viên thống nhất được tên gọi để sử dụng và vận hành dễ dàng quá trình sản xuất – kinh doanh, phục vụ, các cơ quan quản lý thống nhất được quá trình quản lý của mình.

 

Do những hoàn cảnh khách quan và chủ quan, từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động du lịch mới bắt đầu khởi sắc và được sự quan tâm chú ý của xã hội cũng như­ các cấp, các ngành. Nhận thức về du lịch từng bước được nâng cao. Để thực hiện được mục tiêu "Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn" thì những vấn đề lý luận trong du lịch phải được đi trước một bước nhằm tổng kết và soi sáng những vấn đề của thực tiễn. Hơn 40 năm qua, do nhiều nguyên nhân khách quan cũng nh­ư chủ quan, ngành du lịch ch­ưa xây dựng được một hệ thống giải thích các thuật ngữ chuyên ngành, chính vì vậy đã gặp không ít khó khăn trong vấn đề nghiên cứu.

 

Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, từ năm 1990 đến nay hoạt động du lịch không ngừng khởi sắc. Vì vậy việc biên soạn hệ thống thuật ngữ để phân định các hoạt động và loại hình kinh doanh du lịch là đòi hỏi cấp thiết. Bên cạnh các đối tượng quản lý nêu trên, trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch còn cần đến nhiều thuật ngữ cần giải thích để đư­a vào cuộc sống thực tiễn những chính sách, những chiến lược phát triển du lịch.

 

Mục tiêu đề tài:

 

Biên soạn các thuật ngữ chuyên ngành du lịch thành một hệ thống khoa học, logic, sắp xếp hợp lý và có thể tra cứu một cách dễ dàng. Hệ thống thuật ngữ đó sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu trong và ngoài ngành du lịch.

 

Phạm vi nghiên cứu:

- Các thuật ngữ (khoảng 1.000 thuật ngữ) trong lĩnh vực du lịch đang sử dụng trong các hoạt động: quản lý Nhà nước về du lịch, kinh doanh du lịch, nghiên cứu khoa học và giảng dạy trong lĩnh vực du lịch.

- Giải thích bước đầu các thuật ngữ để đ­ưa thuật ngữ vào hệ thống. Như­ vậy, đề tài giải quyết được bước một và sơ bộ tiếp cận với bước hai của quá trình sáu bước.

 

Nội dung đề tài:

      - Nêu thực trạng việc sử dụng thuật ngữ trong các cơ quan quản lý du lịch

      - Đánh giá tình hình sử dụng thuật ngữ trong các cơ sở đào tạo du lịch như các trường đại học và cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch

      - Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xác định các tiêu thức nghiên cứu, chọn lọc và hệ thống hóa một số thuật ngữ chuyên ngành cơ bản như những thuật ngữ chung về du lịch, những thuật ngữ liên quan tới các loại hình du lịch, những thuật ngữ liên quan văn hoá và giao tiếp trong du lịch…

      - Nghiên cứu về cơ sở khoa học trong việc vận dụng thuật ngữ du lịch nói chung và vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng thuật ngữ du lịch trong việc nghiên cứu, giảng dạy,…

      - Quan điểm hệ thống hóa các thuật ngữ du lịch

      - Hệ thống hóa được trên 1000 thuật ngữ trong ngành du lịch, bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

      - Tổng hợp được các thuật ngữ trên mọi lĩnh vực trong ngành như lữ hành hướng dẫn, tuyên truyền quảng bá, khách sạn, du lịch văn hoá, quản lý nhà nước về du lịch, thuật ngữ trong công tác giảng dạy nghiệp vụ du lịch…

      - Giải thích bước đầu các thuật ngữ để đ­ưa thuật ngữ vào hệ thống.

      - Hệ thống thuật ngữ du lịch được hệ thống bởi các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các giảng viên hàng đầu trong lĩnh vực du lịch Việt Nam tại các trường đại học lớn ở Hà Nội như Đại học Kinh tế Quốc dân, Thương Mại, KHXH&NV, Văn hoá, Viện đại học Mở, Cao đẳng Du lịch Hà Nội...

 

Kết quả đề tài:

      - Đề tài hoàn thành đã có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thuộc lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng đối với chuyên ngành du lịch.

- Đề tài đã đánh giá một cách khái quát tình hình sử dụng thuật ngữ chuyên ngành du lịch trên ba lĩnh vực cơ bản là: Quản lý Nhà nước về du lịch, đào tạo du lịch và trong các cơ sở kinh doanh du lịch.

- Bước đầu đã xây dựng được cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định các tiêu thức phân nhóm thuật ngữ chuyên ngành du lịch.

- Tập hợp được thuật ngữ chuyên ngành, chọn lọc và giải thích khoảng 1000 thuật ngữ chính thức đ­ưa vào đề tài làm cơ sở để xây dựng từ điển du lịch hoặc cuốn giải thích các thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong lĩnh vực du lịch.

 

Địa chỉ ứng dụng kết quả đề tài :

 

Các khoa du lịch tại các trường đại học trên cả nước; các trường đào tạo nghiệp vụ du lịch như Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long; Cao đẳng Nghiệp vụ Ăn uống Hải Dương; các trường THCN trực thuộc Tổng cục Du lịch (TCDL); các Sở Du lịch; các cơ quan khác trực thuộc TCDL…

 

Là cơ sở cho việc nghiên cứu các công trình khoa học mới có liên quan đến việc sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành.


Ghi chú:

Đơn vị chủ trì:

 

   Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà Nội (Trường CĐ Du lịch Hà Nội)



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ