Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch
Đơn vị chủ trì Vụ Lữ hành
Năm thực hiện 2000
Chủ nhiệm đề tài Cử nhân: Vũ Thế Bình

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Trong du lịch, hoạt động Lữ hành chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó h­ướng dẫn viên du lịch giữ vai trò chủ chốt, đ­ược gọi là linh hồn của lữ hành, có ảnh h­ưởng trực tiếp đến chất lư­ợng sản phẩm du lịch. H­ướng dẫn viên vừa là nhà ngoại giao vừa là cầu nối để du khách tiếp cận, tìm hiểu về con ngư­ời, văn hóa và văn minh quốc gia điểm đến. Như vậy vai trò của người Hướng dẫn viên rất lớn, do đó tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên là một trong những biện pháp thúc đẩy cải tiến chất lư­ợng sản phẩm du lịch, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan h­ướng dẫn viên du lịch Việt Nam còn nhiều bất cập tr­ước yêu cầu ngày càng cao của các đối tư­ợng khách. Để khắc phục tình trạng này, cần có những nghiên cứu sâu và đánh giá khách quan về công tác quản lý, và trình độ và chất l­ượng h­ướng dẫn viên, làm cơ sở để đề xuất các chính sách, biện pháp nhằm tăng c­ường hiệu lực quản lý nhà n­ước đối với h­ướng dẫn viên và nâng cao chất l­ượng dịch vụ, phục vụ. Đó chính là lý do của việc nghiên cứu đề tài này.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nắm được thực trạng, số lượng, trình độ và sự biến động về hướng dẫn viên thông qua cập nhật thông tin về hướng dẫn viên.

- Góp phần xây dựng các chính sách, biện pháp đồng bộ, phù hợp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên thống nhất trong cả nước.

- Thúc đẩy cải tiến chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch và năng lực công tác của hướng dẫn viên.

- Dự báo tương đối chính xác nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ của hướng dẫn viên.

- Lưu trữ, tổng hợp, phân loại, đánh giá đúng thực chất lực lượng hướng dẫn viên, đồng thời cung cấp mọi thông tin về hướng dẫn viên khi cần thiết.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phư­ơng pháp điều tra, khảo sát

- Phư­ơng pháp toán - thống kê - tin học

- Ph­ương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu

- Phư­ơng pháp phân tích và dự báo .

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu giới hạn ở các nội dung sau:

- Xây dựng các chỉ tiêu thông tin cần thiết của h­ướng dẫn viên phục vụ cho quản lý và phát triển đội ngũ h­ướng dẫn viên du lịch.

- Xây dựng hệ thống máy tính xác nhập thông tin và phân tích các dữ liệu liên quan đến đội ngũ hư­ớng dẫn viên.

- Thu thập một mảng dữ liệu thực tế, nhập và xử lý thông tin để xác định đ­ược khả năng ứng dụng của hệ thống cho mục tiêu quản lý h­ướng dẫn viên trên toàn quốc.

Nội dung nghiên cứu chính:

- Các khái niệm cơ bản về Hướng dẫn viên du lịch, Hành nghề hướng dẫn viên du lịch và Thẻ hướng dẫn viên du lịch; Sơ lược về tình hình phát triển của Du lịch Việt Nam và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các cơ sở pháp lý về quản lý hướng dẫn viên qua các thời kỳ.

- Tổ chức điều tra, thu thập và xử lý thông tin về hướng dẫn viên

- Phân tích, đánh giá định tính đội ngũ hướng dẫn viên qua cuộc điều tra thử nghiệm:

    + Phân tích các số liệu về trình độ văn hóa của hướng dẫn viên

    + Phân tích các số liệu về trình độ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên

- Xây dựng một phần mềm quản lý hướng dẫn viên:

            + Thiết kế chương trình quản lý h­ướng dẫn viên du lịch

            + Tổ chức dữ liệu

            + Cấu trúc chương trình

            + Module nhập thông tin về hướng dẫn viên du lịch

            + Module tìm kiếm

            + Module in báo cáo

- Phân tích, đánh giá đội ngũ hướng dẫn viên qua số liệu thống kê; Dự báo nhu cầu về hướng dẫn viên

- Kiến nghị, đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên.

Kết quả của đề tài:

- Đề tài đã phân tích thực trạng đội ngũ hướng dẫn viên về trình độ chuyên môn, nghịêp vụ, trình độ ngoại ngữ, độ tuổi, kinh nghiệm công tác và vấn đề quản lý hướng dẫn viên của các doanh nghiệp.

- Lần đầu tiên ngành du lịch có được một số liệu tương đối hoàn chỉnh về số lượng và chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, một yếu tố rất quan trọng góp phần quyết định chất lượng sản phẩm của Du lịch Việt nam.

- Đề tài đã dự báo sự cần thiết về số lượng hướng dẫn viên đến năm 2010 theo một số ngôn ngữ chính; về nhu cầu đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ; về điều chỉnh chính sách đào tạo, quản lý và sử dụng hướng dẫn viên một cách phù hợp.

- Đây cũng là những số liệu đáng tin cậy để các nhà hoạt định chính sách quản lý, đào tạo hướng dẫn viên và các trường đào tạo nghề hướng dẫn du lịch các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể tham khảo. Để xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng phù hợp với hoạt động của mình.

- Đề tài cũng đã chỉ ra những bất cập, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục.

 

 

Ghi chú:

Đơn vị chủ trì:

 

Vụ Du lịch - Trung tâm Công nghệ Thông tin Du lịch (Vụ Lữ hành - Trung tâm Thông tin du lịch)



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ