Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề trong ngành khách sạn ở Việt Nam
Đơn vị chủ trì Trường CĐ Du lịch Hà Nội
Năm thực hiện 2000
Chủ nhiệm đề tài Ths. Đinh Văn Đáng

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Vấn đề xây dựng chuẩn kĩ năng nghề và tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật nghề là nội dung quan trọng trong quá trình đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật của chiến lược chung phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế - xã hội. Ở nước ta, các Bộ - ngành trong nhiều năm qua đã chủ động xây dựng tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề để đào tạo, sử dụng và làm cơ sở trả lương. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế mới, với cơ chế thị trường đang đặt ra nhiều vấn đề phải đổi mới trong đào tạo, trong sử dụng và trả lương theo nhiều phương thức khác nhau. Bởi vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật nghề đang trở thành vấn đề cấp thiết mà các Bộ - Ngành rất quan tâm. Ngành Du lịch nói chung và khách sạn nói riêng cần tiến hành xem xét, xây dựng lại tiểu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề trên những căn cứ khoa học và kinh nghiệm của các nước. Đặc biệt là dựa trên các cơ sở pháp lí trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và ngành Du lịch Việt Nam.

Đề tài: "Tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề trong Khách sạn ở Việt Nam" đã đề xuất tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề cho 5 nghề khá phổ biến, điển hình trong lĩnh vực Khách sạn Việt Nam, đó là: Lễ tân, Bàn, Bar, Buồng, Bếp (Nấu ăn). Trên cơ sở đó có kiến nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề), Tổng cục Du lịch cùng xem xét hoàn chỉnh và ban hành trong toàn ngành Du lịch.

 

Mục tiêu đề tài:

Nhằm chuẩn hóa hệ thống đào tạo nghề trong các trường du lịch và làm căn cứ để bố trí sử dụng lao động một cách hợp lý trong các doanh nghiệp du lịch.

 

Tạo cơ sở để các doanh nghiệp nghiên cứu chế độ đãi ngộ người lao động một cách hợp lý nhằm kích thích và thu hút nhân tài, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ tại các doanh nghiệp du lịch.

 

Phương pháp nghiên cứu đề tài:

-          Phương pháp phân tích - tổng hợp

-          Phương pháp khảo sát thực trạng

-          Phương pháp điều tra xã hội học

-          Phương pháp chuyên gia

 

Nội dung đề tài:  Công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực và trả công cho người lao động là ba vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong các ngành kinh tế nói chung và trong ngành Du lịch nói riêng. Để nâng cao chất lượng phục vụ khách, phát triển hoạt động kinh doanh du lịch, đòi hỏi các nhà quản lý nguồn nhân lực ở các cấp, các loại hình doanh nghiệp cần phải có các tiêu chí để đánh giá đúng yêu cầu, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, kết quả của người lao động để qua đó bố trí, sắp xếp nhân lực một cách hợp lý, phát huy mọi nguồn lực.

 

Đề tài tập trung vào phân tích các nội dung sau:

·         Ý nghĩa, tầm quan trọng và các khái niệm cơ bản liên quan tới vấn đề tiêu chuẩn cấp, bậc kỹ thuật nghề.

·         Thực trạng về tiêu chuẩn cấp, bậc kỹ thuật nghề trong khách sạn ở Việt Nam

·         Cơ sở, nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn cấp, bậc kỹ thuật nghề

·         Phương pháp và quy trình xây dựng tiêu chuẩn cấp, bậc kỹ thuật nghề trong khách sạn ở Việt Nam

·         Những kiến nghị về tiêu chuẩn cấp, bậc kỹ thuật của 5 nghề: Lễ tân, Bàn, Bar, Buồng, Bếp (Nấu ăn).

 

 Kết quả đề tài:

Nhóm đề tài đã tập trung nghiên cứu các tài liệu khoa học để làm rõ cơ sở, nguyên tắc, phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề. Đồng thời tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng về tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề của các nghề: Lễ tân, Bàn, Bar, Buồng, Bếp đang áp dụng cũng nh­ư các yêu cầu mới đang đặt ra đối với các nghề trên trong điều kiện phát triển mới của ngành Du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài thiết lập tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật nghề của 5 nghề để áp dụng trong ngành Khách sạn Du lịch. Sau khi tổ chức khảo nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia ở một số cơ sở đào tạo và đã sử dụng, tiến hành hội thảo, hoàn chỉnh tài liệu và kiến nghị ứng dụng trong ngành Du lịch. Trong đó chú trọng đề xuất các điều kiện cần thiết cho việc ứng dụng các tiêu chuẩn cấp, bậc kĩ thuật đảm bảo tính khả thi và đạt kết quả thiết thực.

- Đề tài đã xây dựng được tiêu chuẩn cấp, bậc kỹ thuật nghề trong ngành khách sạn ở Việt Nam với 5 nghề: Lễ tân khách sạn, Bàn, Buồng, Bar, Bếp.

- Là tiền đề để tiếp tục triển khai một số đề tài ứng dụng khác như:

1. Chuyển đổi cấp bậc kỹ thuật cũ sang cấp bậc kỹ thuật mới và sử dụng lao động theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật mới.

2. Chế độ, nguyên tắc trả công, trả lương và nâng bậc, chuyển cấp kỹ thuật theo hệ thống cấp bậc kỹ thuật mới.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật mới.

 

Hiện nay, cùng với các trường trong hệ thống đào tạo nghề du lịch và khách sạn, Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà nội đang từng bước đẩy mạnh công tác đào tạo theo định hướng của tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu phát triển chung của Ngành.

 

 

 

Ghi chú:

Đơn vị chủ trì:

 

Trường THNV Du lịch Hà Nội (Trường CĐ Du lịch Hà Nội)



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ