Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra Nhà nước chuyên ngành Du lịch trong tình hình mới
Đơn vị chủ trì Thanh tra
Năm thực hiện 2000
Chủ nhiệm đề tài Cử nhân Luật - Phạm Huỳnh Công

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

 

Hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Xét về mặt lý luận thì chưa có một văn bản nào mang tính pháp quy, cũng như các hoạt động nghiên cứu mang tính lý luận về hoạt động thanh tra chuyên ngành. Về hoạt động, tổ chức bộ máy, về những giải pháp, phương pháp hoạt động còn non yếu, nên thực sự chưa có hiệu lực, hiệu quả

 

Song song với sự phát triển nhanh của ngành Du lịch, các hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch cũng nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại, vi phạm của các chủ thể tham gia ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển, hội nhập chung của toàn ngành. Về thực trạng bộ máy, lực lượng làm công tác thanh tra du lịch trong toàn quốc cũng còn nhiều bất cập.

 

Với những lý luận đã được luật pháp xác lập, trong tình hình mới về cơ chế pháp lý, cả về xu hướng phát triển chung, việc đánh giá thực trạng, tìm ra các giải pháp để đưa Thanh tra Du lịch hoạt động có hiệu quả là một vấn đề hết sức cần thiết, cần có một nhân sinh quan phù hợp với đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển ngành Du lịch nói riêng và quá trình phát triển nhiều lĩnh vực của đất nước.

 

Mục tiêu:

 

- Xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn của hoạt động Thanh tra Du lịch, từ đó tìm ra các giải pháp thiết thực, khả thi: Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động Thanh tra Nhà nước chuyên ngành Du lịch trong tình hình hiện nay.

 

- Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong ngành Du lịch, trong hệ thống Thanh tra Du lịch, tác động tới các cơ quan quản lý Nhà nước trong ngành Du lịch và các cơ quan Nhà nước có chức năng khác nhằm hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động của loại hình cơ quan này trong hệ thống cơ quan Nhà nước, đáp ứng tình hình mới - cơ chế mới - “cơ chế hậu kiểm”.

 

Phạm vi nghiên cứu:

 

Giới hạn trong lĩnh vực chấp hành pháp luật nói chung tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch tại Việt Nam và thực trạng mọi mặt của Thanh tra Du lịch từ năm 1994 đến nay.

 

Nội dung nghiên cứu chính:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của hoạt động Thanh tra Du lịch.

- Phân tích thực trạng và những vi phạm trong hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh du lịch hiện nay và vấn đề đặt ra đối với Thanh tra Du lịch.

- Đánh giá thực trạng về tổ chức, bộ máy, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, phương pháp tác nghiệp của hoạt động Thanh tra Du lịch

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động Thanh tra Nhà nước chuyên ngành du lịch trong tình hình mới.

 

Kết quả đạt được của đề tài:

 

- Nêu những căn cứ khẳng định địa vị pháp lý và nội dung hoạt động của Thanh tra Tổng cục Du lịch.

 

- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm của một số nước về hoạt động thanh tra kiểm tra nói chung và của ngành du lịch nói riêng.

 

- Những tổng kết, dẫn chứng cụ thể về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch.

 

- Các số liệu tổng hợp hoạt động thanh tra, kiểm tra năm 1999 của Thanh tra các Sở Du lịch, Sở Thương mại - Du lịch

 

- Mô hình hoạt động của Thanh tra Nhà nước chuyên ngành du lịch từ Tổng cục Du lịch đến các Sở quản lý du lịch tại địa phương, bao gồm: bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ chức năng với các cơ quan hữu quan khác.

 

Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực hiệu quả của Thanh tra Nhà nước chuyên ngành du lịch trong tình hình mới" phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, nên có khả năng ứng dụng cao. Trước hết là Thanh tra Du lịch đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2001/NĐ-CP ngày 10/8/2001 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức. Nội dung của Nghị định này hoàn toàn phù hợp với các giải pháp mà đề tài đã đề xuất. Đồng thời Chính phủ còn ban hành Nghị định 50/2002/NĐ-CP ngày 25/4/2002 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Nghị định này cũng phù hợp với tinh thần của đề tài đã được nêu trong phần giải pháp.

 

Hiệu quả của đề tài này là:

 

Nhà nước mà cụ thể là Tổng cục Du lịch không phải tổ chức thêm một đầu mối thanh tra chuyên ngành như điều 48 Pháp lệnh Du lịch đã nêu, phù hợp với chủ trương tinh giảm bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước theo Nghị quyết Trung ương III.

 

Lần đầu tiên trong hệ thống Thanh tra Nhà nước, ở vị trí các Bộ, ngành chỉ có Thanh tra Tổng cục áp dụng mô hình tổ chức Thanh tra Nhà nước cùng với thanh tra chuyên ngành. Từ đó một số Bộ, ngành khác cũng vận dụng mô hình tổ chức này đó là Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục.

 

Như vậy có thể nói đề tài đã nêu trên có khả năng ứng dụng trong thực tế cao, và được hệ thống Thanh tra Nhà nước áp dụng. Đây chính là kết quả thực tế của đề tài mà Thanh tra Tổng cục Du lịch đã nghiên cứu và được nghiệm thu.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ