Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Phương hướng và giải pháp khai thác nét độc đáo của văn hoá Chăm Pa trong sự phát triển du lịch Miền Trung
Đơn vị chủ trì Văn phòng TCDL tại miền Trung
Năm thực hiện 1998
Chủ nhiệm đề tài Hồ Việt

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

             Nền văn hóa Chăm là nền văn hóa của một dân tộc đã từng có một thời kỳ phát triển rực rỡ. Việc nghiên cứu văn hoá Chăm đã được các nhà khoa học thực hiện hơn 100 năm trở lại đây. Song do nhiều lý do, vấn đề nghiên cứu và khai thác nền văn hóa này vẫn chư­a được đầy đủ và ch­ưa tư­ơng xứng.

Mặt khác hiện nay, du lịch văn hoá là một loại hình du lịch đang được ­ưa thích và có nhiều triển vọng phát triển, loại hình du lịch trong đó động cơ chủ yếu của khách du lịch là nâng cao hiểu biết, mở mang kiến thức hoặc tìm hiểu chuyên sâu một số lĩnh vực khác nhau như­ văn hoá, nghệ thuật, chế độ xã hội, kinh tế, lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ, kiến trúc... Như vậy, văn hóa Chăm gần như hội tụ đủ các yếu tố cần thiết đó, về cả tiềm năng lịch sử, nhân văn và cả về tự nhiên là điều kiện để phát triển du lịch và du lịch văn hoá.

Xuất phát từ ý nghĩa trên và sự trân trọng một nền văn hoá độc nhất đã tồn tại trên mảnh đất miền Trung, sự ra đời của đề tài nghiên cứu khoa học “Phư­ơng hư­ớng và giải pháp khai thác nét độc đáo của văn hoá Chăm Pa trong sự phát triển du lịch miền Trung Việt Nam" là hết sức cần thiết, là thiết thực và phù hợp với sự phát triển xã hội ngày nay.

 

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

- Góp phần xây dựng sản phẩm du lịch văn hoá đặc sắc ở khu vực miền Trung nhằm thu hút khách du lịch đến khu vực này nói riêng và đến Việt Nam nói chung.

- Khẳng định lại những nét độc đáo của nền văn hóa Chăm.

- Hệ thống lại những di tích văn hoá Chăm để thống kê được từ Quảng Bình đến Bình Thuận dưới giác độ du lịch văn hoá.

- Đề xuất sơ đồ tour du lịch văn hoá Chăm hợp lý.

- Định hư­ớng sản phẩm du lịch tại di sản văn hoá Mỹ Sơn.

 

Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

- Nền văn hóa Chăm

- Phạm vi địa lý nghiên cứu cả miền Trung (từ Quảng Bình đến Bình Thuận) là nơi đã tồn tại quốc gia Chăm Pa xa x­ưa. Song tập trung chủ yếu ở ba trung tâm chính là Quảng Nam, Đà Nẵng (Amaravarti), Bình Định (Vijaya ), Khánh Hoà (Kauthara) và Phan Rang (Panduranga).

 

Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Chủ yếu là đi thực tế đến các trung tâm điểm chính nêu ở phần trên, để thu thập số liệu, các tư liệu ảnh của các nhà nghiên cứu về Chăm Pa ở trong nước và quốc tế.

- Thông qua trao đổi tiếp thu ý kiến của các chuyên gia về văn hóa Chăm, và góp ý của những người làm du lịch ở các địa phương

 

Các nội dung nghiên cứu chính:

- Đánh giá những giá trị độc đáo của nền văn hoá Chăm với tư cách là một loại tài nguyên du lịch nhân văn .

- Đánh giá thực trạng hệ thống những di tích Chăm từ Quảng Bình đến Bình Thuận với tư cách là các điểm du lịch văn hoá hấp dẫn của khu vực miền Trung.

- Nghiên cứu đề xuất hệ thống các tour du lịch chuyên đề văn hoá Chăm ở khu vực miền Trung

- Định hướng việc phát triển một số sản phẩm du lịch chính tại khu Di sản văn hoá Mỹ Sơn

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để khai thác có hiệu quả những giá trị văn hoá Chăm ở khu vực miền Trung.

 

Kết quả đã đạt được của đề tài:

- Lần đầu tiên những đặc điểm cơ bản và những giá trị nổi bật của nền văn hoá Chăm với tư cách là một loại tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị vật thể (các công trình kiến trúc, tôn giáo, các công trình nghệ thuật, di tích thành cổ), phi vật thể (truyền thống sinh hoạt văn hoá, lễ hội) đã tổng quan một cách có hệ thống .

 

- Đánh giá thực trạng hệ thống những di tích Chăm từ Quảng Bình đến Bình Thuận với tư cách là các điểm du lịch văn hoá hấp dẫn của khu vực miền Trung tập trung tại 4 trung tâm chính: Quảng Nam - Đà Nẵng (Amaravarti), Bình Định (Vijaya), Khánh Hoà (Kauthara) và Phan Rang (Pandu Ranga).

 

- Bước đầu đã xác định được những nguyên nhân hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến việc khai thác có hiệu quả những giá trị văn hoá Chăm ở khu vực miền Trung bao gồm: sự quan tâm chưa đúng mức đến việc đầu tư trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các di tích văn hoá Chăm; cơ sở hạ tầng dẫn đến các điểm di tích văn hoá Chăm còn nhiều hạn chế; công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch văn hoá Chăm còn chưa tương xứng; các sản phẩm, tour du lịch về văn hoá Chăm chưa được đầu tư phát triển.

           

- Trên cơ sở phân tích các tài nguyên du lịch văn hoá Chăm và các điều kiện có liên quan, một số các tour du lịch chuyên đề văn hoá Chăm ở khu vực miền Trung đã được nghiên cứu đề xuất như tour du lịch tham quan hệ thống các tháp Chàm; tour du lịch nghiên cứu tín ngưỡng văn hoá Chăm; tour du lịch về với di sản văn hoá Chăm (bao gồm cả tham gia lễ hội), v.v.

 

- Đối với khu Di sản văn hoá Mỹ Sơn, trung tâm văn hoá Chăm ở khu vực miền Trung,  một số sản phẩm du lịch chính đã được nghiên cứu đề xuất.

 

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để khai thác có hiệu quả những giá trị văn hoá Chăm ở khu vực miền Trung

 

Khả năng ứng dụng thực tế

- Là tài liệu quan trọng để nghiên cứu đề xuất các chính sách bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá Chăm với tư cách là một loại tài nguyên du lịch có giá trị.

 

- Có giá trị tham khảo, định hướng xây dựng các sản phẩm, các tour du lịch đặc sắc, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao, góp phần phát triển du lịch miền Trung.

 

Địa chỉ ứng dụng:

- Các cơ quan hoạch địch chính sách chiến lược, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và văn hoá.

- Các doanh nghiệp du lịch, các công ty lữ hành trong cả nước, đặc biệt ở khu vực miền Trung

- Các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở đào tạo về du lịch và văn hoá.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ