Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu, xây dựng thang bảng lương đối với doanh nghiệp du lịch nhà nước
Đơn vị chủ trì Vụ Tổ chức cán bộ
Năm thực hiện 2002
Chủ nhiệm đề tài KS. Bùi Văn Đồng

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế du lịch trở thành một điều kiên tiên quyết cho sự phát triển du lịch của quốc gia. Sức lao động trong hoạt động kinh doanh du lịch mang đặc thù cao, là sản phẩm của quá trình tích lũy, tổng hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ nghệ giao tiếp để phục vụ khách du lịch.

Tính chất lao động trong ngành Du lịch có đặc thù, độ phức tạp và điều kiện lao động khác nhiều so với những ngành dịch vụ khác. Do đó, rất cần có một hệ thống thang, bảng lương để áp dụng đối với lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch nhà nước, phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh đặc biệt của ngành Du lịch, đồng thời phù hợp với hệ thống tiền lương mới chung của nhà nước.

 

Mục tiêu của đề tài:

Phát huy sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Tiền lương của người lao động trong ngành Du lịch phải tương xứng với nhiệm vụ, công việc được giao và thực sự là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và chất lượng đội ngũ lao động.

Làm cơ sở để vận dụng xây dựng thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp du lịch nhà nước cụ thể đối với lao động trực tiếp trong ngành du lịch: trong hoạt động cơ sở lưu trú (bàn, buồng, bar, bếp, lễ tân) và hoạt động lữ hành (hướng dẫn viên du lịch, marketing du lịch). Đề xuất với lãnh đạo Tổng cục Du lịch đề nghị bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung vào hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp nhà nước trong đề án Cải cách chính sách tiền lương của Nhà nước.

Từng bước lập kỷ cương trong công tác tiền lương, xoá bỏ dần các khoản thu nhập ngoài lương.

 

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

o        Đối tượng: là thang lương, bảng lương đối với lao động trực tiếp trong hoạt động cơ sở lưu trú và hoạt động lữ hành.

o        Phạm vi : là trong các doanh nghiệp du lịch nhà nước.              

 

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học lao động như: Điều tra xã hội học, thống kê, phân tích, so sánh, chuyên gia và tổng hợp để đưa ra các luận cứ khoa học, các khuyến nghị và các thang, bảng lương.

 

Nội dung đề tài:

§     Cơ sở lý luận để xây dựng thang, bảng lương:

- Các vấn đề về lao động và thị trường lao động bao gồm thị trường sức lao động, tiền lương, tiền công, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với vấn đề tiền lương trong việc xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của nhà nước.

- Một số khái niệm cơ bản về bậc lương, hệ số lương, khung lương, nhóm lương, ngạch lương, mức lương tối thiểu, thang lương, bảng lương.

- Vai trò quản lý nhà nước về tiền lương, tiền công thông qua việc ban hành hệ thống văn bản pháp lý về tiền lương, thu nhập; xây dựng kế hoạch về tiền lương; tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước.

- Quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc xây dựng thang bảng lương du lịch.

§     Phân tích chính sách tiền lương và thực trạng vận dụng thang, bảng lương theo nghị định số 26/CP của chính phủ trong ngành du lịch (cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành) với những đặc thù nghề nghiệp.

§     Xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp du lịch: qua việc phân tích những đặc thù của các nghề trong cơ sở lưu trú du lịch: nghề lễ tân, nghề chế biến món ăn, nghề phục vụ bàn, bar, nghề phục vụ buồng, nghề quản lý khách sạn (Maitre d’ Hotel); trong hoạt động kinh doanh lữ hành: nghề hướng dẫn du lịch, nghề marketing du lịch.

Kết quả của đề tài:

Đề tài nghiên cứu đã thu thập thông tin, thống kê đầy đủ công việc của từng vị trí chức danh trong nghề du lịch để xác định yêu cầu chuyên môn về trình độ, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng, thái độ, thể chất (sức khoẻ) cần thiết cho từng chức danh nghề cần xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật.

Hoàn thành việc đề xuất xây đựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp du lịch nhà nước phù hợp với tính chất đặc thù của ngành, mà vẫn tuân thủ theo những điều cơ bản trong chính sách lao động tiền lương do nhà nước ban hành. Giải quyết tốt vấn đề tiền lương là động lực huy động nguồn lao động trong ngành du lịch, thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực du lịch, là yếu tố quan trọng nhất tạo nên kết quả thành công của ngành dịch vụ du lịch, mang lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Sự phát triển của du lịch còn có nghĩa xã hội lớn trong việc tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động mỗi năm.

Đề tài nghiên cứu khoa học lần đầu tiên đưa ra các thang, bảng lương lễ tân, bếp, bàn, bar, buồng, hướng dẫn viên, marketing trong ngành du lịch áp dụng đến năm 2010.

Bước đầu xây dựng thang lương, bậc lương cho nhiều chức danh nghề chưa có như: hướng dẫn viên du lịch, marketing,... Phát hiện một số hệ số lương của một số chức danh không phù hợp với mực độ chi trả của doanh nghiệp du lịch nhà nước như lễ tân, đầu bếp.

Kết quả của nghiên cứu trên có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc xây dựng thang lương, bảng lương đối với doanh nghiệp du lịch Nhà nước.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ