Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển CNTT trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Đơn vị chủ trì Trung tâm Thông tin du lịch
Năm thực hiện 2007
Chủ nhiệm đề tài ThS. Lê Tuấn Anh

Tóm tắt nội dung

Sự cần thiết triển khai đề tài

Trong những thập kỷ qua, du lịch là một trong những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Dưới con mắt của các nhà nghiên cứu về du lịch, một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của du lịch chính là công nghệ thông tin và truyền thông (ICT - Information Communications Technology). Việc ứng dụng ICT trở nên một nhân tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ cho các quốc gia - điểm đến, cho từng doanh nghiệp trong ngành du lịch của mỗi nước. Thực trạng ứng dụng ICT trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay ra sao? Chiến lược nào cần xác định để thúc đẩy vai trò của ICT trong sự phát triển của du lịch? Những chính sách, những giải pháp công nghệ cụ thể nào cần được hoạch định và triển khai để góp phần đảm bảo cho du lịch Việt nam có thể tiếp cận với thị trường du lịch khu vực và quốc tế trên một sân chơi bình đẳng? Đó là những lý do mà nhóm nghiên cứu thấy cần được phân tích rõ trong khuôn khổ đề tài.

 

Mục tiêu đề tài:

- Nhận thức rõ hơn vai trò của ICT đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay;

- Xây dựng được dự thảo Chiến lược phát triển CNTT của ngành đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành du lịch;

 

Nội dung đề tài:

1. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, một số kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài; ứng dụng ICT vào sự phát triển du lịch, xu hướng rõ nhất đó là xây dựng một hệ thống quản lý điểm đến DMS (Destination Management System), vì hệ thống quản lý điểm đến DMS chính là công cụ công nghệ thông tin và truyền thông chiến lược có thể giúp các tổ chức quản lý điểm đến và các doanh nghiệp du lịch có liên quan có thể phối hợp, xúc tiến và phân phối các sản phẩm và dịch vụ du lịch.

2. Tìm hiểu môi trường pháp lý cho phát triển ICT ở Việt Nam, một số văn bản pháp quy, các chiến lược kế hoạch tổng thể  liên quan đến phát triển ICT.

3. Nghiên cứu thực trạng và nhận thức về ứng dụng ICT trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay:

- Tìm hiểu cơ sở vật chất và hiện trạng ứng dụng ICT tại cơ quan Tổng cục Du lịch và các đơn vị trực thuộc, nhận thức của TCDL về vai trò của ICT trong hoạt động quản lý du lịch.

- Thực trạng ứng dụng ICT tại các cơ quan quản lý du lịch cấp tỉnh, hiện trạng ứng dụng ICT tại các công ty, doanh nghiệp trực thuộc TCDL (trước đây) và ứng dụng ICT tại một số doanh nghiệp du lịch khác.

4. Phân tích tính đặc thù của việc ứng dụng ICT vào sự phát triển du lịch: công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng sâu sắc và tích cực đối với du lịch khi nó tạo một môi trường tiếp cận toàn cầu; ICT mang lại cơ hội tiếp cận trực tiếp với các thị trường du lịch lịch quốc tế; ICT là động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch; ICT đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong thời đại Internet.

5. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng ICT như:

Điểm mạnh:

+  Nhận thức về vai trò quan trọng của ICT : Được lãnh đạo của ngành đánh giá cao vai trò của ICT đối với du lịch ngay từ những ngày ICT bắt đầu được đẩy mạnh ứng dụng tại Việt Nam.

+ Có cách tiếp cận ICT phù hợp, có nguồn nhân lực ICT tại chỗ, đội ngũ chuyên trách về ICT đã thực sự là một nhân tố tích cực cho sự phát triển, ứng dụng ICT trong ngành du lịch.

+ Khai thác có hiệu quả ứng dụng ICT của Tổ chức Du lịch Thế giới.

Điểm yếu:

            + Thiếu chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển ICT của ngành.

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ về ứng dụng ICT giữa các cơ quan quản lý du lịch các cấp, giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.

+ Nhận thức về vai trò ICT vẫn cần được nâng cao, kinh phí đầu tư cho ICT chưa tương xứng.

Cơ hội:

+ Môi trường pháp lý được hoàn thiện

            + Hạ tầng ICT được cải thiện

            + Thương mại điện tử đã được phát triển

Thách thứ:

            + Hội nhập quốc tế và khu vực

            + Bản quyền phần mềm, bản quyền nội dung

            + Nguồn nhân lực

6. Xây dựng dự thảo chiến lược và các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng ICT phục vụ phát triển du lịch như :

+ Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển đến năm 2015.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, xây dựng và phát triển TCDL điện tử.

            + Tạo môi trường phát triển doanh nghiệp du lịch và giao dịch thương mại điện tử.

+ Đẩy mạnh phát triển công nghệ nội dung, chú trọng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở

+ Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông trong ngành du lịch, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch.

 

Các giải pháp cho chiến lược :

+ Nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, đối với TCDL, đối với các doanh nghiệp du lịch

+ Tăng cường vai trò định hướng của TCDL trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành Du lịch

+ Huy động nguồn vốn phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch.

+ Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch

+ Tăng cường hoạt động nghiên cứu triển khai

+ Hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch, tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế.

 

Kết  luận của đề tài:

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong những năm qua, ICT đã tỏ rõ vai trò không thể phủ nhận của mình, trở thành một người bạn đồng hành mặc nhiên của du lịch. Điều đó chứng tỏ rằng xây dựng và triển khai Đề án Tổng thể ứng dụng ICT trong ngành du lịch Việt Nam, trong đó cần thiết có một Dự án xây dựng Hệ thống Quản lý Điểm đến quốc gia là một việc làm đúng đắn.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ