Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Đơn vị chủ trì Văn phòng
Năm thực hiện 2005
Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thế Thắng

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Những năm gần đây du lịch Việt nam có tốc độ tăng trưởng, phát triển nhanh trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực và hoạt động. Để đáp ứng sự đòi hỏi của phát triển du lịch, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch có tốc độ tăng nhanh cả về qui mô và chất lượng. Các nghiên cứu và báo cáo của ngành về hầu hết các lĩnh vực hoạt động trong ngành du lịch Việt Nam đều cho thấy tiềm năng và vận hội để có thể đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp cao cho xã hội và có khả năng lan tỏa, thu hút, lôi kéo một số ngành khác cùng tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, để hiện thực hoá tiềm năng, cơ hội và triển vọng, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để nghiên cứu xây dựng được các chính sách giải pháp cụ thể mở đường cho “lực lượng sản xuất” phát triển du lịch Việt Nam trở thành kinh tế mũi nhọn là việc làm khách quan và cần thiết.

Mục tiêu:
Khảo sát, đánh giá thực trạng ngành du lịch Việt Nam, xác định tiêu chí ngành du lịch Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn và xây dựng các giải pháp cụ thể phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 

Phạm vi nghiên cứu: 

- Về đối tượng: nghiên cứu các yếu tố cũng như mối quan hệ của các yếu tố lớn, chủ yếu -những thành tố cấu thành trong “hệ thống ngành du lịch”.

- Về thời gian: nghiên cứu, phân tích, đánh giá các hiện tượng, quá trình có mốc thời gian từ năm 2001 trở lại đây (sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).

- Kết quả nghiên cứu: là các kiến nghị, đề xuất về những giải pháp chủ yếu cụ thể dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giá, phân tích khoa học để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 

Nội dung cơ bản: 

- Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn làm cơ sở đánh giá thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch Việt Nam

  • Cơ sở lý luận của phương pháp tư duy tổng thể
  • Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, ngành du lịch và HTNDL theo quan điểm tư duy tổng thể
  • Lý luận về ngành kinh tế mũi nhọn

- Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005

  • Tổng quan sự hình thành và phát triển du lịch Việt Nam
  • Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2005 theo yếu tố cấu thành HTNDL
  • Đánh giá thực trạng du lịch Việt Nam theo các giải pháp của chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2005

- Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

  • Một số vấn chung về giải pháp và các giải pháp phát triển ngành
  • Điều kiện để phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • Một số vấn đề chung về xây dựng giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • Mục đích, mục tiêu phát triển ngành du lịch Việt nam - Định hướng cho xây dựng giải pháp
  • Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trên lộ trình phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của du lịch Việt Nam
  • Các giải pháp chủ yếu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
  • Kịch bản tổng thể phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Ứng dụng, kết quả đạt được:

- Đề tài đã khái quát một số vấn đề về lý luận: các khái niệm, phạm trù sử dụng trong ngành du lịch; những vấn đề về hệ thống, các thành tố cấu thành hệ thống.

- Tiếp cận và phân tích khả năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

- Kết quả khảo sát, phân tích và tổng hợp, đánh giá đã làm rõ thực trạng phát triển ngành du lịch Việt Nam những năm gần đây.

- Nghiên cứu, tìm ra những thế mạnh, những tồn tại, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam.

- Qua việc thực hiện đề tài, có thể sử dụng những kết quả khảo sát, phân loại xử lý và tổng hợp làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc cung cấp thông tin ứng dụng thực tiễn trong quản lý, điều hành của ngành.

 



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ