Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch gắn với giảm nghèo tại các địa bàn dân tộc ít người ở vùng du lịch Bắc Trung bộ
Đơn vị chủ trì Trường CĐ nghề Du lịch Huế
Năm thực hiện 2005
Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Thị Mai

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong nửa thập kỷ trở lại đây, vấn đề nghèo đói đang được cả cộng đồng quốc tế quan tâm, tỷ lệ nghèo đói trên thế giới đã giảm xuống, song vẫn còn 1,2 tỷ người có mức sống dưới một USD mỗi ngày. Ở Việt Nam, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm với tốc độ nhanh, đời sống của hộ nghèo được cải thiện, song tỷ lệ người nghèo cả nước tính đến năm 2004 theo chuẩn mới vẫn còn chiếm 18,1%. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách, giải pháp và dự án để thực hiện mục tiêu chiến lược xoá đói giảm nghèo.

Năm 2004, Hội nghị Bộ trưởng về du lịch văn hoá và xoá đói nghèo khu vực châu Á được tổ chức tại thành phố Huế đã đưa ra tuyên bố với hàng loạt các biện pháp về chính sách cũng như hành động cụ thể để giải quyết vấn đề đói nghèo thông qua du lịch. Cũng tại Hội nghị này thoả thuận về việc Tổng cục du lịch sẽ triển khai thí điểm sáng kiến ST- EP tại Việt Nam đã được nhất trí.

Trong một vài năm gần đây, du lịch vì người nghèo bắt đầu được nghiên cứu thí điểm tại một vài vùng dân tộc thiểu số ở nước ta và bước đầu đã chứng minh được tác động tích cực của du lịch đối với giảm nghèo.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì thế chính quyền địa phương tại các tỉnh này đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nghèo một cách vững chắc.

Trong bối cảnh như vậy, việc thực hiện đề tài nguyên cứu mô hình phát triển du lịch gắn với giảm nghèo tại một số địa bàn ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ là hết sức cấp thiết.

Mục tiêu đề tài:

Tổng hợp, hệ thống hóa lý luận về du lịch vì người nghèo; đúc kết các kinh nghiệm về phát triển du lịch gắn với giảm nghèo tại các nước trên thế giới và Việt Nam.

Chứng minh được tại một số địa phương của vùng Bắc Trung bộ đặc biệt là các vùng nghèo, vùng dân tộc ít người, du lịch đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo.

Xây dựng các mô hình phát triển du lịch gắn với giảm nghèo tại vùng dân tộc thiểu số. Phác họa một số mô hình cho khu vực ven biển và rừng Quốc gia. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê và điều tra xã hội học
- Phần mềm SPSS được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra.

Các phương pháp khác: Nghiên cứu hành động cùng tham gia (participatory action research); thảo luận nhóm (focus group discussion)...

Nội dung đề tài:

Về lý luận :

Đề tài đã hệ thống khá đầy đủ các vấn đề cơ bản như­: du lịch, nghèo đói, quan hệ giữa du lịch và nghèo, các điều kiện để phát triển du lịch gắn với gắn với giảm nghèo và các đối tác tham gia vào mô hình phát triển du lịch giảm nghèo.

Về thực tiễn:

§     Đề tài đã cập nhật khác đầy đủ tình hình nghèo đói tại Việt Nam; các nỗ lực của chính phủ Việt Nam và những kết quả đã đạt đ­ược trong công cuộc giảm nghèo.Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đề tài đã phân tích khá rò các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công cuộc giảm nghèo của nước ta hiện nay. Đúc kết các kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với giám nghèo của một số quốc gia và tại Việt Nam.

§     Đề tài đã lựa chọn đ­ược 5 địa điểm kháo sát với những đặc điểm riêng phù hợp với mục đích nghiên cứu. Các điểm khảo sát đều là những vùng nghèo hoặc có tỷ lệ ng­ười nghèo cao, có tài nguyên du lịch và các hoạt động du lịch tại đây đang phát triển. Các địa điểm khảo sát là:

­       Dự án du lịch cộng đồng Khu du lịch Suối Voi (Huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế);

­       Huyện A Lư­ới (tỉnh TT Huế) nơi tập trung đồng bào dân tộc ít người;

­       Khu vực Bãi biển Cửa Tùng (tỉnh Quảng Trị), nơi du lịch đang phát triển mang tính tự phát;

­       Các xã vùng đệm của v­ườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình);

­        Xã Mỹ Cảnh (tỉnh Quảng Bình), nơi có dự án du lịch lớn - Khu du lịch Sunspa Resort.

§     Kết quả thu đ­ược từ số liệu thứ cấp cũng nh­ư sơ cấp đã chứng minh đ­ược việc phát triển du lịch đã mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân và ng­ười nghèo trên cả 2 mặt kinh tế và phi kinh tế.

§     Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, đề tài đã xây dựng đ­ược các mô hình du lịch giảm nghèo cho từng địa bàn có những đặc điểm khác nhau. Đồng thời đã đề ra đ­ược một số giải pháp chung và đặc thù cho từng địa bàn để phát triển du lịch giảm nghèo.

Kết quả đề tài:

Ý nghĩa về mặt khoa học của đề tài thể hiện ở sự cập nhật một cách hệ thống các lý luận và thực tiễn của du lịch đối với giảm nghèo. Đề tài đã góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu, tư­ liệu về phát triển du lịch gắn với giảm nghèo trong phạm vi ngành.

Vấn đề nghiên cứu đ­ược thực hiện tại các tỉnh Bắc Trung bộ có ý nghĩa lớn trên nhiều phương diện vì đây là khu vực có tỷ lệ nghèo đói cao, tiềm năng du lịch lớn nh­ưng ít đ­ược khai thác. Nghiên cứu mô hình phát triển du lịch kết hợp với việc giúp ng­ười nghèo có cơ hội tham gia trực tiếp vào quá trình này làm cho họ có điều kiện nâng cao thu nhập của mình để thoát khỏi đói nghèo là phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và nhà nước ta. Mô hình du lịch giảm nghèo theo đề xuất của đề tài có thể được nhân rộng tại những nơi có đặc điểm t­ương tự. Vì vậy nó có thể trở thành một trong những giải pháp trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.

Mô hình du lịch giảm nghèo cho A L­ưới hiện đang đ­ược đơn vị chủ trì phối hợp SNV (Hà Lan) tổ chức triển khai.

 

Ghi chú:
Đơn vị chủ trì:


Tr­ường THNV Du lịch Huế (Trường CĐ nghề Du lịch Huế)



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ