Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Cơ sở khoa học cho việc xác định những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Du lịch
Đơn vị chủ trì Vụ Pháp chế
Năm thực hiện 2003
Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Bích Vân

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Đi cùng với quá trình đổi mới của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển hết sức năng động trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây. Quá trình phát triển này cũng gắn với những thay đổi không chỉ trong nhận thức về ngành du lịch mà còn là những thay đổi trong hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này với tư­ cách là một ngành kinh tế. Khung pháp luật điều chỉnh lĩnh vực du lịch đã dần dần được hình thành, đánh dấu bằng sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch ngày 2 tháng 8 năm 1999. Pháp lệnh Du lịch chính là văn bản pháp lý có hiệu lực cao đầu tiên của ngành du lịch, là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của ngành. Sau khi Pháp lệnh Du lịch ra đời, chính phủ, Tổng cục Du lịch và một số Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn Pháp lệnh Du lịch. Pháp lệnh Du lịch cùng với các văn bản hướng dẫn đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong giai đoạn đó là hình thành một khuôn khổ pháp lý ban đầu cho sự phát triển du lịch.

Tuy nhiên, với sự phát triển hết sức nhanh chóng của ngành du lịch, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi, giai đoạn mà các quan hệ kinh tế cũng nh­ư các quan hệ pháp luật chưa đạt được tính ổn định cao, sau một thời gian thực hiện, các quy định trong Pháp lệnh Du lịch không còn đáp ứng được yêu cầu là động lực cho một ngành kinh tế được xác định là có vai trò mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế. Bản thân hình thức Pháp lệnh cũng không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng, khi các văn bản trong các lĩnh vực liên quan cũng đang dần được thay thế bằng các đạo luật. Hơn nữa, do được soạn thảo trong giai đoạn ngành du lịch mới được tổ chức lại, một số quy định của Pháp lệnh Du lịch còn chung chung hoặc tỏ ra không còn phù hợp, do vậy, việc triển khai trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Yêu cầu phát triển của ngành du lịch đòi hỏi phải hoàn thiện khung khổ pháp lý cho hoạt động của nó. Với những lý do đó, việc ban hành Luật Du lịch thay thế Pháp lệnh Du lịch là yêu cầu hết sức cấp bách. Đây cũng chính là lý do nghiên cứu của đề tài.

 

Mục tiêu đề tài:

Đề xuất khung của Luật Du lịch với tư­ cách là đạo luật cơ bản của ngành du lịch.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích t­ư liệu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp điều tra xã hội học

Nội dung đề tài:

Đề tài đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn để luận giải cho sự cần thiết xây dựng luật Du lịch và những yêu cầu về mặt nội dung đối với Luật Du lịch. Sự cần thiết và những yêu cầu này đ­ược xác định căn cứ trên phân tích về những thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội so với thời điểm ban hành Pháp lệnh Du lịch; những kết quả đạt đ­ược và những hạn chế trong quá trình thi hành Pháp lệnh Du lịch; những yếu tố tác động đến việc hình thành các nội dung cơ bản của Luật Du lịch, bao gồm những đặc trưmg của lĩnh vực du lịch, xu h­ướng phát triển của du lịch, xu h­ướng lập pháp ở Việt Nam và những nhóm quan hệ xã hội cần điều chỉnh trong lĩnh vực du lịch.

Bên cạnh sự cần thiết của việc xây dựng Luật Du lịch, một nội dung khác được Đề tài nghiên cứu là những kinh nghiệm quốc tế về xây dung Luật Du lịch. Các Quốc gia đ­ược nghiên cứu chủ yếu là những nước cùng khu vực hoặc có điều kiện phát triển du lịch t­ương đối giống với Việt Nam như­ In-đô-nê-xi- a, My-an-mar, Bun-ga-ri, A-zec-bai-zan. . . Vấn đề nghiên cứu tập trung vào xác định những mô hình Luật Du lịch chính và quy định của các quốc gia điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản trong lĩnh vực du lịch nh­ư chính sách phát triển du lịch, quản lý tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch, các hình thức tổ chức kinh doanh du lịch, đảm bảo an toàn, an ninh cho khách du lịch.

Căn cứ vào những phân tích về sự cần thiết và những yêu cầu đối với nội dung của Luật, các kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Luật Du lịch, Đề tài đi vào phân tích và luận giải về sự lựa chọn mô hình cho Luật Du lịch của Việt Nam, những vấn đề cần đ­ược đề cập trong Luật và hướng điều chỉnh những vấn đề này. Từ những phân tích này. Đề tài đã đưa ra những đề xuất về mô hình và nội dung của Luật Du lịch, đề xuất khung cơ bản cho Luật Du lịch của Việt Nam.

Kết quả đề tài:

Đề tài đã lần đầu tiên xác lập những luận cứ khoa học cho việc xây dựng một đạo luật cơ bản của ngành du lịch. Những luận cứ khoa học này không chỉ chứng minh sự cần thiết của việc xây dựng luật mà còn lập luận được một mô hình luật cụ thể, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành và yêu cầu của nền lập pháp nói chung, đồng thời lập luận cho không nội dung cần đ­ược quy định trong đạo luật này. Nội dung của đề tài không chỉ tạo lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng Luật Du lịch mà còn có thể đ­ược sử dụng trong quá trình nâng cao năng lực quản lý nhà n­ước đối với ngành.

Đề tài đã góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý của ngành. Những đề xuất của Đề tài là tài liệu tham khảo quan trọng để Ban soạn thảo Luật Du lịch sử dụng khi soạn thảo Luật Du lịch. Nhiều nội dung đ­ược đề xuất trong Đề tài đã đ­ược thể hiện thành các quy định của Luật Du lịch.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ