Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Cơ sở lý luận, thực tiễn và giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch, lấy ví dụ ở các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch
Đơn vị chủ trì Vụ Tài chính
Năm thực hiện 2003
Chủ nhiệm đề tài CN. Trần Tiến Nghị

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Ở Việt Nam, trong những năm qua Đảng và Nhà nư­ớc đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN. Vì vậy, DNNN đã chi phối đ­ược các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nư­ớc thực hiện vai trò chủ đạo ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng thế và lực của đất nư­ớc... Tuy nhiên, DNNN cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém như­: Quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, ch­ưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chư­a t­ương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư­ của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp... Nhìn chung, DNNN ở nước ta đang đứng trư­ớc thách thức gay gắt của yêu cầu đổi mới, phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Để khắc phục tình hình nêu trên ở các DNNN, ngành Du lịch đã, đang và sẽ phải thực hiện việc đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục quản lý đồng thời xây dựng định hư­ớng để phối hợp với các Bộ, ngành, địa ph­ương... chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thuộc các Bộ, ngành, địa ph­ương... quản lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

 Mặt khác, chiến l­ược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 cũng đã đề ra “Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nư­ớc hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ tr­ương cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nư­ớc”. Song, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nên còn lúng túng trong việc giải quyết cụ thể vấn đề này, cả về mặt nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn và biện pháp tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, nhiều vấn đề cần đ­ược tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Đó cũng chính là lý do là xuất phát điểm và sự cần thiết khách quan đối với việc nghiên cứu của đề tài.

Mục tiêu đề tài:

Mục tiêu tổng quát của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tiếp tục và đẩy nhanh hơn nữa tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX; nhằm góp phần nhanh chóng đưa ngành du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phương pháp nghiên cứu:

-         Ph­ương pháp thống kê

-         Ph­ương pháp điều tra khảo sát

-         Ph­ương pháp phân tích tổng hợp

-         Ph­ương pháp chuyên gia...

Nội dung đề tài:

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 đã đề ra " Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, cho thuê, bán, khoán... doanh nghiệp nhà nước". Song, còn lúng túng trong việc giải quyết vấn đề này. Có hay không có doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch? Đổi mới, sắp xếp lại và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch như thế nào để đạt mục tiêu, hiệu quả kinh tế - xã hội? Cần có những giải pháp gì để tiếp tục đẩy nhanh quá trình thực hiện..? Đề tài nghiên cứu được đặt ra trong bối cảnh đó và đã được nhóm nghiên cứu giải quyết những vấn đề đặt ra, thông qua các nội dung nghiên cứu chủ yếu dưới đây, ngoài phần phương pháp luận nghiên cứu:

§     Nghiên cứu mô hình tổ chức một số loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

§     Những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới và của Việt Nam trong quá trình đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước.

§     Quá trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch nhà nước ở Việt Nam trong những năm gần đây.

§     Thực trạng tình hình tổ chức, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch nhà nước thời gian qua và sự cần thiết khách quan phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp du lịch nhà nước.

§     Kiến nghị phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch quản lý giai đoạn 2003-2005 và lộ trình thực hiện. Định hướng sáp xếp các doanh nghiệp du lịch đến năm 2010.

§     Định hướng những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp du lịch.

Kết quả đề tài:           

Để góp phần làm sáng tỏ chủ trương tiếp tục sắp xếp lại, đổi mới, phát triển các DNNN trong ngành Du lịch, kết quả Đề tài nghiên cứu đã góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây:

§     Từ việc phân tích tình hình đổi mới, cải cách DNNN ở một số nước và thực tế đổi mơi, sắp xếp DNNN ở nước ta, Đề tài đã tổng kết, đúc rút được những kinh nghiệm dẫn tới thành công về đổi mới DNNN có thể áp dụng vào Việt Nam nói chung, vào việc sắp xếp lại doanh nghiệp du lịch nhà nước nói riêng.

§     Qua phân tích thực trạng quá trình đổi mới doanh nghiệp du lịch nhà nước từ những năm 90 trở lại đây và thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch nhà nước, nhất là thực trạng của doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch, Đề tài đã làm rõ những tồn tại của các doanh nghiệp du lịch nhà nước và khảng định: Việc tiếp tục phải sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp du lịch nhà nước là sự cần thiết cấp bách, một tất yếu khách quan và thể hiện một bước đổi mới tư duy chính trị, tư duy kinh tế của toàn ngành.

§     Thông qua những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về định hướng sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đến năm 2005, Đề tài đã cụ thể hóa và đề xuất định hướng sắp xếp các doanh nghiệp du lịch nhà nước nói chung, trong đó đã cụ thể hóa phương án sắp xếp lại, đổi mới các doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch và biện pháp, lộ trình từng bước triển khai thực hiện. Đề tài cũng đề xuất những định hướng giải pháp nhằm tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp du lịch nhà nước nói riêng.

§     Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng cho thấy: Sắp xếp lại, đổi mới DNNN chưa bao giờ là dễ dàng. Song rất nhiều nước cũng đã thành công. Điều kiện ở nước ta để tiếp tục sắp xếp lại, đổi mới, phát triển thuận lợi hơn nhiều so với những năm trước đây. Đặc biệt đối với ngành Du lịch thì kết quả ở trong tầm tay. Tuy nhiên đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao mới đạt kết quả mong muốn.

Kết quả của đề tài nghiên cứu được thể hiện trong bản báo cáo tổng hợp của đề tài, thể hiện các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức các loại hình doanh nghiệp; phương pháp luận và định hướng giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý, sắp xếp lại các doanh nghiệp du lịch đến năm 2010; hệ thống dữ liệu về tình hình các doanh nghiệp du lịch nhà nước. Một phần kết quả của đề tài sẽ được thể hiện trong " Đề án tổng thể sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục Du lịch đến 2005 và định hướng đến năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX".



Ghi chú:

Đơn vị chủ trì:

 

Vụ Kế hoạch và Tài chính (Vụ Tài chính)



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ