Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch tại các tỉnh ven biển miền Trung và Tây Nguyên
Đơn vị chủ trì Trường CĐ nghề Du lịch Huế
Năm thực hiện 2003
Chủ nhiệm đề tài TS. Trần Thị Mai

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Du lịch là một ngành đang phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh ngày càng tăng ở cấp địa phương, quốc gia cũng như­ toàn thế giới. Thực tế đó đòi hỏi mỗi quốc gia, địa phương và các doanh nghiệp du lịch, khách sạn ngày càng quan tâm hơn, tìm cách thức để đáp ứng tốt hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng và tạo ra giá trị cao hơn cho họ. Nói cách khác, mỗi doanh nghiệp du lịch, ngành du lịch muốn tồn tại, phát triển bền vững phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ liên quan tới nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là con người, đó chính là nguồn nhân lực (NNL).

Từ năm 1990, đặc biệt từ năm 1996 đến nay, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch khu vực ven biển Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng đã có sự phát triển khá nhanh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, số lượng lao động được thu hút vào ngành du lịch liên tục tăng. Tuy nhiên, NNL hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển cả về mặt cơ cấu, chất lượng và số lượng.

Trong thời gian qua, các bức xúc về công tác phát triển NNL du lịch được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có một số tổ chức trong và ngoài nư­ớc đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá khái quát về thực trạng nhân lực du lịch Việt Nam như­ng cách tiếp cận nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia, các nhận xét, đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính, chưa xác định được chỉ tiêu định lượng.

Từ thực tế nêu trên và xuất phát từ yêu cầu tăng tốc phát triển du lịch Miền Trung, đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch tại các tỉnh ven biển Miền Trung - Tây Nguyên" đã được nghiên cứu và thực hiện.

Mục tiêu đề tài:

§     Mục tiêu chung:

Xây dựng hệ thống giải pháp nhằm quản lý phát triển hợp lý nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch cả về mặt l­ượng và chất nhằm phát triển du lịch với tốc độ cao của các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng mức đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của các địa phương.

§     Mục tiêu cụ thể:

Xác định đúng thực trạng nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch với các điểm mạnh điểm yếu, các bất cập của từng tỉnh cũng nh­ư toàn khu vực miền trung; tác động của chúng tới hiệu quả chung các doanh nghiệp.

Dự báo đ­ược nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch của toàn khu vực miền trung đến 2005 - 2010.

Xây dựng đ­ược hệ thống giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu:

-  Phương pháp tiếp cận hệ thống

            -  Phương pháp điều tra xã hội học

            - Phương pháp phân tích thống kê

            - Phương pháp chuyên gia trong công tác đánh giá và dự báo

            - Phương pháp nghiên cứu tình huống để rút ra một số kết luận về kinh nghiệm phát triển NNL trực tiếp KDDL.

 

Nội dung:

§     Về lý luận:

Đề tài đã cập nhật đầy đủ và có hệ thống các vấn đề cơ bản như ­: quản trị và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tầm quan trọng của nguồn nhân lực du lịch đối với quá trình phát triển của ngành, giới thiệu đầy đủ các nội dung và chức năng của QTNNL du lịch trong doanh nghiệp du lịch và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QTNNL du lịch; làm nổi bật đ­ược tính đặc thù của lao động trong ngành du lịch so với các ngành khác.

§     Về thực tiễn:

Đề tài đã tổng kết đư­ợc các kết quả nghiên cứu về phát triển NNL du lịch tại một số n­ước trên thế giới như ­: Canada, úc, V­ương quốc Anh, Indonesia và một số nước khác thuộc khu vực Châu á Thái Bình D­ương.

Đề tài đã thu thập và xử lý đ­ược một khối l­ượng số liệu sơ cấp và thứ cấp phong phú là cơ sở để phản ánh chính xác thực trạng NNL du lịch tại khu vực Miền trung - Tây Nguyên và từng tỉnh thuộc khu vực này.

Dự báo về nhu cầu và khả năng cung ứng NNL du lịch đến năm 2005 và 2010 của đề tài là những dự báo có căn cứ khoa học và mang ý nghĩa thực tiễn cao, có thể đ­ược sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến l­ược NNL chung của khu vực cũng nh­ư từng tỉnh và các đơn vị đào tạo. Trên cơ sở khảo sát khả năng đáp ứng NNL du lịch của khu vực, đề tài đã nêu đ­ược mối quan hệ giữa cung và cầu về NNL du lịch làm căn cứ cho việc xây dựng các định hướng, kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo trong khu vực.

Đề tài đã xây dựng đ­ược hệ thống giải pháp phát triển nguồn nhân lực cụ thể là: Giải pháp về nâng cao nhận thức, quản lý và phát triển nguồn nhân lực ở cấp vĩ mô, quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, về giải pháp đào tạo và tài chính, ... các giải pháp này có tính khả thi cao có thể triển khai áp dụng tại các địa phương cũng nh­ư các doanh nghiệp du lịch.

Kết quả đề tài:

Về mặt khoa học đề tài đã hệ thống hóa đ­ược các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đề tài này sẽ có ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như­ quản lý nhà nước về du lịch, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò của nguồn nhân lực du lịch.

Đề tài đã tiến hành khảo sát khát toàn diện và tập hợp đ­ược một khối l­ượng phong phú về số liệu và t­ư liệu, phân tích và đánh giá khá toàn diện về thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch hiện nay tại các tỉnh ven biển Miền Trung và Tây Nguyên. Nguồn t­ư liệu này sẽ có ích cho các địa ph­ương, các nhà nghiên cứu, giáo viên và học sinh.

Sau khi đề tài đ­ược nghiệm thu đã có nhiều tỉnh sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho công tác hoạch định NNL du lịch tại địa ph­ương mình. Các cơ sở đào tạo cũng đã sử dụng số liệu dự báo cung và cầu về nguồn nhân lực du lịch trong giai đoạn từ năm 2005 - 2010 làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đào tạo.



Ghi chú:

Đơn vị chủ trì:

 

Tr­ường THNV Du lịch Huế (Trường CĐ nghề Du lịch Huế)

 



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ