Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Cơ sở khoa học và giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch Tây Nguyên bằng tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”
Đơn vị chủ trì Văn phòng TCDL tại miền Trung
Năm thực hiện 2004
Chủ nhiệm đề tài TS. Trương Sỹ Quý

Tóm tắt nội dung

 

Tính cấp thiết của đề tài:

Vùng Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, là vùng cao nguyên có vị trí chiến l­ược quan trọng đối với cả nư­ớc. Chính vì vậy, Quyết định của Thủ t­ướng về định h­ướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 cho Tây Nguyên đã xác định yêu cầu phải phát huy những tiềm năng, lợi thế của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để tạo sự phát triển năng động, đạt tốc độ tăng trư­ởng cao và bền vững, bảo vệ môi tr­ường sinh thái

Đối với ngành Th­ương mại, Du lịch, Dịch vụ, Quyết định nêu rõ: Phát triển ngành       Th­ương mại, Du lịch, Dịch vụ, tạo động lực phát triển toàn vùng nhằm phát huy các lợi thế, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra với nhịp độ đăng tr­ưởng 12% năm. Riêng ngành Du lịch tập trung đầu tư­ theo chiều sâu các trung tâm du lịch hiện có, lựa chọn đầu t­ư mới ở những nơi có điều kiện theo các hình thức du lịch phong phú, đa dạng nh­ư du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử... hình thành các tuyến du lịch nội vùng và xuyên vùng, đa dạng hóa các loại sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù của Tây Nguyên, gắn với du lịch các tỉnh ven biển Miền Trung và Đông Nam Bộ.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù du lịch Tây Nguyên đã có những b­ước phát triển nhất định, như­ng hiệu quả chư­a cao, quy mô chư­a t­ương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương, sự phát triển của du lịch Tây Nguyên còn nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân, như­ng trong đó, một nguyên nhân cơ bản là du lịch các tỉnh Tây Nguyên chư­a nối kết với nhau  đ­ược thông qua một hệ thống tuyến du lịch, ch­ưa có sự khảo sát để tổ chức sự liên kết giữa các điểm, các cơ sở kinh doanh du lịch thành một mạng l­ưới du lịch hấp dẫn, tạo nên một hình ảnh chung cho du lịch Tây Nguyên.

Trên cơ sở phân tích ở trên cho thấy tiềm năng du lịch của Tây Nguyên rất lớn, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên với các v­ườn quốc gia, sông, suối, thác cùng nhiều cảnh quan đẹp, nhiều vùng có khí hậu quanh năm mát mẻ nh­ư Đà Lạt, Măng Đen… cho nên việc tổ chức thực hiện nghiên cứu xây dựng tuyến du lịch “Con đ­ường xanh Tây Nguyên” là hết sức cần thiết nhằm phát huy lợi thế của vùng, tạo điều kiện cho du lịch Tây Nguyên phát triển mạnh theo kịp các địa phư­ơng khác của Miền Trung và cả nư­ớc. Đây cũng chính là lý do nghiên cứu của đề tài.

Mục tiêu đề tài:

Xây dựng hệ thống tuyến du lịch cho các tỉnh Tây Nguyên nhằm khai thác một cách đầy đủ và hợp lý tài nguyên du lịch và các điều kiện phát triển du lịch của Tây Nguyên. Làm nổi bật đỉểm mạnh chung của du lịch các tỉnh Tây Nguyên đó là du lịch sinh thái; trên cơ sở đó xây dựng một thương hiệu chung cho các tỉnh Tây Nguyên, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền quảng bá, thu hút khách du lịch. Tạo mối quan hệ hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh du lịch. Gắn kết du lịch Tây Nguyên với du lịch các tỉnh Duyên hải miền Trung và các tỉnh Đông Nam bộ. Nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành. Đầu tư các sản phẩm du lịch độc đáo, giá cả... nhằm thu hút du khách đến với Tây Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu:

-          Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

-          Phương pháp thống kê

-          Phương pháp tiếp cận hệ thống

-          Phương pháp bản đồ

-          Phương pháp tiếp cận thực tế, điều tra nhu cầu du khách

-          Phương pháp chuyên gia

Nội dung đề tài:

Qua khảo sát thực tế, thống kê các khu, tuyến điểm du lịch, nghiên cứu hệ thống đường giao thông, đề tài đề xuất tuyến du lịch hợp lý qua 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và kết thúc tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Xác định các điểm dừng (bao gồm trạm thông tin du lịch dọc tuyến) với cự ly từ 80km - 120km/trạm. Đề xuất 2 trung tâm thu hút du khách đến với Tây Nguyên đó là nguồn khách từ miền Nam và miền Trung.

Việc tổ chức thực hiện nghiên cứu xây dựng tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” là hết sức cần thiết nhằm phát huy lợi thế của vùng, tạo điều kiện cho Tây Nguyên phát triển mạnh theo kịp các địa phương khác tại khu vực miền Trung và trong phạm vi cả nước. Hy vọng khi tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên” được triển khai sẽ tạo ra một hình ảnh Tây Nguyên hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, tạo mối liên kết với các khu vực lân cận để thu hút và lưu giữ du khách hiệu quả hơn.

Kết quả đề tài:

Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của kết quả đối với lĩnh vực nghiên cứu trong phạm vi ngành, phạm vi trong nước đó là khẳng định tính liên kết ngành, liên kết vùng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đất nước ta, vùng miền Trung - Tây Nguyên rất giàu tiềm năng phát triển du lịch. Song, việc kinh doanh du lịch không có hiệu quả hơn so với các nước bạn (Thái Lan, Lào, Campuchia) trong khi tiềm năng của họ kém hơn mình rất nhiều.

Hiệu quả kinh tế của đề tài:

Hiệu quả kinh tế - xã hội của kết quả nghiên cứu đối với hoạt động ngành:

§     Đối với xã hội: để kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao hơn trước với lượng du khách đến toàn vùng ngày càng tăng trên cơ sở chất lượng dịch vụ được nâng lên, giá thành rẻ, sản phẩm du lịch độc đáo. Về mặt xã hội: tuyến du lịch đi qua vùng sâu, vùng xa của các địa phương. Do đó, việc kinh doanh du lịch trên suốt tuyến sẽ góp phần xoá đói giảm nghèo và bảo vệ cảnh quan môi trường. Vì vấn đề chặt cây, phá rừng đang là vấn đề nan giải của vùng. Nếu phát triển tốt du lịch kết hợp với công tác vận động, giáo dục người dân ý thức tốt việc bảo vệ cảnh quan sẽ hạn chế đáng kể được vấn đề này.

§     Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế và tác động xã hội. Kết quả này sẽ được nhân rộng trong cuộc sống.

Khả năng ứng dụng kết quả đề tài:

Sẽ được ứng dụng cho các tuyến điểm du lịch trong cả nước.

Tính sáng tạo và đột phá:

Trên cơ sở nhiều tuyến điểm du lịch gọi là “Con đường ... “ của các nước trên thế giới; đề tài kết hợp nghiên cứu thực tế vào vùng miền Trung - Tây Nguyên và đã có nhiều kiến nghị, đề xuất để các địa phương cũng như ngành Du lịch Việt Nam xem xét nhằm góp phần đưa những kiến nghị, đề xuất vào cuộc sống.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ