Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu thực trạng, đề xuất nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức Cơ quan Tổng cục Du lịch
Đơn vị chủ trì Vụ Tổ chức cán bộ
Năm thực hiện 2004
Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Văn Lưu

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết của đề tài:

Để thực hiện mục tiêu "phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn..." do Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định, phải tạo ra được các nguồn lực cho sự phát triển, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt trong đó nhấn mạnh vai trò và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Tổng cục Du lịch đã được quan tâm và có những cố gắng vượt bậc nhằm khắc phục những hẫng hụt về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch của đất nước. Tuy nhiên, đến nay do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, công tác đào tạo bồi dưỡng của toàn Ngành nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong cơ quan Tổng cục Du lịch nói riêng, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập do chư­a xác định rõ nhu cầu đào tạo, ch­ưa có nghiên cứu kỹ về thực trạng, nhu cầu, phân loại cơ cấu công chức để có giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo và bồi dưỡng. Thông thường các khoá đào tạo và bồi dưỡng được xây dựng dựa trên kinh nghiệm, tham khảo ý kiến đề xuất của thủ trưởng các đơn vị và trong phạm vi kinh phí được cấp. Một số hoạt động đào tạo còn chịu tác động của việc giải quyết về chính sách cán bộ. Do vậy, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ch­ưa cao, ch­ưa đáp ứng đúng với yêu cầu nhiệm vụ.

Từ thực tế còn bất cập nói trên, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất nội dung, chương trình, giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ quan Tổng cục Du lịch  nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển du lịch và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và ở cơ quan Tổng cục Du lịch nói riêng, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng để đề xuất nội dung, chương trình và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ quan Tổng cục Du lịch. Đây chính là lý do nghiên cứu của đề tài.

Mục tiêu đề tài:          

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ quan Tổng cục Du lịch.

Đề tài đã tập trung giải quyết những vấn đề chính là: (1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về công chức và đào tạo bồi dưỡng công chức cũng như những quy định pháp lý liên quan; (2) Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức; (3) Phân tích mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và yêu cầu đối với từng loại công chức; (4) Đánh giá thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan Tổng cục Du lịch; (5) Đề xuất nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức cơ quan Tổng cục Du lịch.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống

- Phân tích tổng hợp và xử lý thông tin về công chức cơ quan

- Điều tra xã hội học bằng phỏng vấn trực tiếp để phân tích và đánh giá nhu cầu đào tạo

- Phương pháp chuyên gia

Nội dung đề tài:

Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt trong đó nhấn mạnh vai trò và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về Du lịch ở Trung ương là Tổng cục Du lịch cần tăng cường hơn nữa cả về số lượng, chất lượng với cơ cấu công chức tương xứng với chức năng, nhiệm vụ chính trị. Trong toàn ngành, yêu cầu đối với nguồn nhân lực du lịch ngày càng cao nhằm đảm bảo hiệu quả và chất lượng trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh du lịch, với số lượng, cơ cấu hợp lý, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, tự tin và có ý thức trách nhiệm với nghề nghiệp, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay.

Từ khi Pháp lệnh Cán bộ công chức có hiệu lực, Chính phủ quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Quyết định 74/2001/QĐ-TTg, ngày 7/5/2001, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước đến năm 2010, có nhiều chính sách thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Nhà nước. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của Tổng cục Du lịch đã đượcơ quan tâm và có những cố gắng vượt bậc nhằm khắc phục những hẫng hụt về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển du lịch của đất nước. Tuy nhiên, đến nay do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, công tác đào tạo, bồi dưỡng của toàn Ngành nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong cơ quan Tổng cục Du lịch nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập do chưa xác định rõ nhu cầu đào tạo, chưa có nghiên cứu kỹ về thực trạng, nhu cầu, phân loại cơ cấu công chức để có giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo và bồi dưỡng.

Với phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống, phân tích tổng hợp và xử lý thông tin về công chức cơ quan, điều tra xã hội học bằng phỏng vấn trực tiếp để phân tích và đánh giá nhu cầu đào tạo, phương pháp chuyên gia, đề tài tập trung vào nghiên cứu đối tượng là công chức cơ quan Tổng cục Du lịch; từ cấp Vụ và tương đương trở xuống trong cơ quan Tổng cục; phân tích số liệu về thực trạng 5 năm vừa qua và đề xuất giải pháp cho 5 năm tới và những năm tiếp theo.

Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp những kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước và phân tích kết quả điều tra, khảo sát để chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng, những mối quan hệ gắn với quản lý và sử dụng công chức tại các Vụ, đơn vị trong cơ quan Tổng cục Du lịch làm tiền đề lý luận và căn cứ thực tiễn cho đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Việc điều tra, khảo sát thực tế được tiến hành trên cơ sở thu thập ý kiến về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức trong các vụ, đơn vị nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc phân tích nhu cầu đào tạo. Phiếu điều tra nhu cầu đào tạo được gửi tới từng công chức, thực hiện phỏng vấn lấy ý kiến thủ trưởng các đơn vị về nhu cầu đào tạo đối với từng công chức và từng nhóm công chức trong đơn vị. Từ đó, kết quả phân tích là nguồn thông tin tin cậy phục vụ cho việc đề xuất nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như phương thức tổ chức, quản lý các lớp học sao cho đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Đề tài đã tổng hợp được cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; đánh giá tổng thể về thực trạng và nhu cầu đào tạo bồi dưỡng của cán bộ, công chức cơ quan Tổng cục Du lịch; đề xuất về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cơ quan Tổng cục Du lịch; đã đề xuất về phương thức tổ chức, quản lý các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Kết quả đề tài:

Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa ứng dụng trực tiếp trong cơ quan Tổng cục Du lịch trong việc xây dựng và thực hiện các khóa đào tạo và bồi dưỡng sẽ bám sát nhu cầu thực tế và nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng.

Hiệu quả kinh tế-xã hội: Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức cơ quan Tổng cục Du lịch nhờ đó đi vào nề nếp, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí Nhà nước cấp, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu phát triển của Cơ quan.

Địa chỉ ứng dụng kết quả đề tài:

Kết quả đề tài được áp dụng trực tiếp trong việc xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Cơ quan Tổng cục Du lịch. Các Sở quản lý du lịch và các đơn vị sự nghiệp trong Ngành có thể tham khảo về phương pháp luận và kết quả nghiên cứu của đề tài để xây dựng và tổ chức kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của đơn vị mình một cách có hiệu quả.

Tính sáng tạo và đột phá:

Đề tài đã áp dụng phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của từng ngạch công chức thông qua phân tích công việc, phỏng vấn và lấy ý kiến chuyên gia là thủ trưởng các đơn vị. Nhờ vậy, những đề xuất bám sát nhu cầu bồi dưỡng và gắn với công việc của công chức.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ