Người sử dụng:
 
  Thoát

Tên đề tài  
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010
Đơn vị chủ trì Vụ Tổ chức cán bộ
Năm thực hiện 2003
Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Văn Lưu

Tóm tắt nội dung

Tính cấp thiết ca đ tài:

Đảng và Nhà nưc đã xác đnh Du lch là mt ngành kinh tế mũi nhn. Chiến lưc phát trin du lch đến năm 2010 đã đưc Chính ph phê duyt trong đó nhn mnh vai trò và ưu tiên phát trin ngun nhân lc du lch. Thc vy, hưng ti phát trin nhanh và bn vng và dn dn tr thành trung tâm Du lch có tm c trong khu vc, ngành Du lch Vit Nam đng trưc nhng thách thc ln trong đó có yếu t ngun nhân lc. Là ngành kinh tế đi ngoi, mi đưc chú trng phát trin, ngành Du lch còn non tr. Đi ngũ lao đng t nhiu ngun khác nhau chuyn sang làm vic trong ngành. Yêu cu v nhân lc du lch ngày càng cao, đc bit yêu cu v cht lưng, k năng nghip v, trình đ qun lý, ngoi ng, cũng như cơ cu lao đng hp lý.

 

Thực tế đã đòi hi ngành Du lch phi có khung chính sách và chiến lưc phát trin ngun nhân lc phù hp vi mc tiêu chung ca chiến lưc phát trin du lch. Trong khi các nưc có du lch phát trin đu quan tâm vn đ này và đu tư cho vic nghiên cu phát trin ngun nhân lc thì c ta, vic nghiên cu lý lun và thc tin v phát trin ngun nhân lc còn có khong trng. Vì vy, nhm tăng cưng hiu qu cho vic hoch đnh chính sách và xây dng chương trình phát trin ngun nhân lc du lch đến năm 2010, đáp ng yêu cu bc xúc v lý lun và thc tin cho công tác qun lý Nhà nưc v Du lch, c th trong công tác qun lý phát trin ngun nhân lc du lch, đây cũng chính là lý do nghiên cu ca đ tài.

Mục tiêu đề tài:

Đề tài đặt ra mục tiêu nghiên cứu hệ thống hóa những căn cứ lý luận và thực tiễn góp phần hình thành cơ sở khoa học cho việc xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực đến của ngành Du lịch.

Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chính đó là:

(1) Tổng hợp căn cứ lý luận cơ bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó đi sâu phân tích quan hệ cung cầu và tính chất đặc thù của lao động trong ngành Du lịch; (2) Tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số nước; (3) Phân tích thực trạng chất lượng và cơ cấu ngành nghề của lao động trong ngành Du lịch Việt Nam; để từ đó (4) phân tích, đánh giá, thuận lợi, khó khăn và xu hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam và (5) đề xuất những giải pháp liên quan nhằm thúc đẩy PTNNL làm căn cứ cho việc xây dựng chương trình PTNNL.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống:
            - Phương pháp tổng hợp, phân tích kết quả điều tra;
            - Phương pháp khảo sát, điều tra
            - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

Nội dung đề tài:

Với phương pháp nghiên cứu tiếp cận hệ thống: Hệ thống tổ chức, quản lý du lịch; hệ thống kinh doanh du lịch; hệ thống thị trường lao động du lịch; hệ thống giáo dục đào tạo du lịch, đề tài đi sâu nghiên cứu đối tượng là nhân lực du lịch làm việc trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; đơn vị kinh doanh du lịch trên phạm vi vĩ mô toàn ngành, trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, dữ liệu đã có trong và ngoài nước và dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát thực tế tại một số địa bàn trọng điểm: Hà Nội, Hà Tây, Quảng Ninh, Lào Cai, Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng. Thời gian nghiên cứu đánh giá thực trạng từ 1995 trở lại đây. Các giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2010.

Trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp những kết quảả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước và phân tích kết quả điều tra, khảo sát để chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng, những mối quan hệ gắn với quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch làm tiền đề lý luận căn cứ thực tiễn cho việc hoạch định chính sách và xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch dài hạn.

Việc điều tra khảo sát thực tế được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu lý luận để có tiêu điểm thu thập và phân tích thông tin sơ cấp và thứ cấp về hệ thống tổ chức, quản lý du lịch, kinh doanh du lịch, thị trường lao động du lịch và đào tạo nhân lực du lịch. Điều tra thực trạng lao động của 120 đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn du lịch; tiến hành khảo sát các khu du lịch trong điểm, đơn vị kinh doanh du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch và lấy ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý trong ngành Du lịch.

Thành công của đề tài là đã xây dựng được căn cứ thực tiễn về thực trạng lao động ngành Du lịch, thực trạng hệ thống cơ sở đào tạo lịch; những thuận lợi, khó khăn và xu hướng cơ bản gắn với phát triển nguồn nhân lực du lịch; kinh nghiệm quản lý phát triển nguồn nhân lực ở một số nước có thể vận dụng đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất được các giải pháp tạo tiền đề cho việc xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010: giải pháp về chính sách; về hệ thống cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo; về hệ thống thông tin phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về huy động nguồn đầu tư cho PTNNL; và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo du lịch.

Kết quả đề tài:

Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của kết quả nghiên cứu: Sản phẩm của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, là căn cứ khoa học về việc xem xét, đánh giá, dự báo yêu cầu nhân lực của ngành Du lịch. Đề tài tạo nguồn thông tin cần thiết cho việc hoạch định chính sách và xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tạo tiền đề cho quá trình tăng cường chất lượng, hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở đó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch, phát triển du lịch bền vững.

Hiệu quả kinh tế-xã hội: Đề tài hỗ trợ trực tiếp cho việc hoạch định chính sách và xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến 2010 và định hướng đào tạo nghề nghiệp, thu hút lao động hướng cho phát triển du lịch; định hướng công tác quản lý giáo dục-đào tạo, quản lý lao động tầm vĩ mô; góp phần tạo bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế theo hướng tích cực.

Địa chỉ ứng dụng kết quả đề tài :

Cơ quan Tổng cục Du lịch, các cơ sở quản lý du lịch trong việc áp dụng xây dựng chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch dài hạn. Đối với các các Bộ, ngành liên quan là tài liệu tham khảo trong việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành nghề về dịch vụ tương tự.

Tính sáng tạo và đột phá:

Nghiên cứu về cung và cầu lao động là cơ sở khoa học với quan điểm thị trường mang tính năng động là điểm mới của đề tài. Đột phá cơ bản là đã nhận định được những xu hướng vận động của nhân lực du lịch trên thị trường và phương pháp xác định, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực du lịch trong một giai đoạn nhất định.



 
 
Nhiệm vụ khoa học công nghệ 2008
  Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin du lịch
Bản quyền: Cục Du lịch Quốc Gia Việt Nam
Lưu hành nội bộ